Chức năng của Sở xây dựng là gì? Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân không? Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện những nhiệm vụ gì?
Chức năng của Sở xây dựng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định chức năng của Sở dây dựng như sau:
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc.
Chức năng của Sở xây dựng là gì? Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân không? Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định như sau:
Vị trí chức năng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố.
3. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định khác có liên quan (đối với những lĩnh vực khác thuộc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng).
4. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng.
Như vậy theo quy định trên Sở Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Mặc dù có tư cách phán nhân nhưng Sở Xây dựng vẫn phải chịu sự quản lý về tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định chức năng của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Đối với lĩnh vực khác thuộc Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng.
2. Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy theo quy định trên Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Thông tư 03/2022/TT-BXD có hiệu lực từ 11/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?