Chức năng của Cục Việc làm là gì? Cục Việc làm gồm có bao nhiêu phòng chức năng và đơn vị trực thuộc?
Chức năng của Cục Việc làm là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Cục Việc làm là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm; hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Việc làm có tên giao dịch tiếng Anh là Department of Employment viết tắt là DOE.
Theo đó, Cục Việc làm là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cũng theo quy định này, Cục Việc làm có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm; hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Việc làm (Hình từ Internet)
Cục Việc làm có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định Cục Việc làm có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung sau đây:
- Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam.
- Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm dự án đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam.
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công; tiêu chuẩn, quy trình quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực việc làm.
- Về việc làm:
+ Các chỉ tiêu, giải pháp tạo việc làm mới;
+ Chính sách hỗ trợ tạo việc làm: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm; chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn; chính sách việc làm công và chính sách hỗ trợ khác;
+ Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm đối với các đối tượng: lao động là người khuyết tật; lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; lao động dịch chuyển - lao động là người dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực miền núi vùng đặc biệt khó khăn; lao động thuộc vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
+ Chính sách việc làm, giải pháp quản lý, điều tiết đối với vấn đề lao động di cư;
+ Hướng dẫn quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm.
- Về thông tin thị trường lao động, tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm:
+ Hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
+ Quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;
+ Chính sách phát triển thị trường lao động;
+ Hướng dẫn quy hoạch mạng lưới tổ chức dịch vụ việc làm; thành lập tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.
- Về bảo hiểm thất nghiệp:
+ Chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp;
+ Hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp;
+ Hướng dẫn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Về tuyển dụng và quản lý lao động:
+ Hướng dẫn về tuyển dụng lao động;
+ Hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về quản lý lao động Việt Nam; quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Cục Việc làm gồm có bao nhiêu phòng chức năng và đơn vị trực thuộc?
Theo Điều 3 Quyết định 996/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm:
1. Cục Việc làm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc:
a) Phòng Chính sách việc làm;
b) Phòng Thị trường lao động;
c) Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;
d) Phòng Quản lý lao động;
đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
e) Văn phòng;
g) Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (đơn vị sự nghiệp).
Theo đó, Cục Việc làm gồm có 07 phòng chức năng và đơn vị trực thuộc:
- Phòng Chính sách việc làm;
- Phòng Thị trường lao động;
- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp;
- Phòng Quản lý lao động;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Văn phòng;
- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm (đơn vị sự nghiệp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?