Chức năng của Cục Bưu điện Trung ương là gì? Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương chịu trách nhiệm trước ai?
Chức năng của Cục Bưu điện Trung ương là gì?
Cục Bưu điện Trung ương có những chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Vị trí và chức năng:
Cục Bưu điện Trung ương là đơn vị thông tin đặc biệt trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Cục Bưu điện Trung ương có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Bưu điện Trung ương kế thừa các quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ hợp pháp trước đây của Bưu điện Trung ương.
Theo quy định trên, Cục Bưu điện Trung ương có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Cục Bưu điện Trung ương (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Bưu điện Trung ương là gì?
Cục Bưu điện Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Bưu điện Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án tổ chức, phát triển mạng bưu chính, mạng viễn thông, các hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi chung là mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước).
2. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành cơ mật và trong các trường hợp khẩn cấp.
3. Tổ chức thực hiện các quy định, giải pháp kỹ thuật về an toàn thông tin; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các sự cố về an toàn thông tin; phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai các phương án bảo đảm bí mật thông tin truyền dẫn trên mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.
4. Làm đầu mối duy nhất cung cấp, lắp đặt thiết bị đầu cuối; làm đại lý duy nhất cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng cho Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan trung ương quan trọng khác theo nhiệm vụ được phân công.
5. Quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin quan trọng của quốc gia theo nhiệm vụ được phân công.
6. Trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp triển khai việc huy động sử dụng hạ tầng, dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trong những trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đầu mối trực thuộc quan trọng.
7. Tham gia các hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp; chủ trì triển khai các đề án, dự án tích hợp các hệ thống bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.
8. Triển khai xây dựng và hướng dẫn các quy định về quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng thông tin dùng riêng của Đảng, Nhà nước.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thự
c hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý, sử dụng tài sản được giao, kinh phí được cấp và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
11. Được áp dụng các cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, lao động, tiền lương theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 và Quyết định số 03/2015/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Theo đó, Cục Bưu điện Trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương chịu trách nhiệm trước ai?
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 889/QĐ-BTTTT năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Bưu điện Trung ương có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?