Chức năng của Cục An toàn lao động là gì? Cục An toàn lao động gồm có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Chức năng của Cục An toàn lao động là gì?
Cục An toàn lao động (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1128/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Điều 1. Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn lao động có tên giao dịch quốc tế là Department of Work Safety, viết tắt là DWS.
Theo đó, Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn lao động gồm có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1128/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động:
1. Cục An toàn lao động có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng;
2. Các phòng và đơn vị trực thuộc:
a) Phòng Chính sách bảo hộ lao động;
b) Phòng Quy chuẩn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Phòng Huấn luyện và thông tin an toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
e) Văn phòng;
g) Trung tâm Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (đơn vị sự nghiệp).
Như vậy, Cục An toàn lao động gồm có Cục trưởng và tối đa 03 Phó Cục trưởng.
Bên cạnh đó, Cục An toàn lao động còn có các phòng và đơn vị trực thuộc:
- Phòng Chính sách bảo hộ lao động;
- Phòng Quy chuẩn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
- Phòng Huấn luyện và thông tin an toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng Pháp chế - Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Văn phòng;
- Trung tâm Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (đơn vị sự nghiệp).
Cục An toàn lao động có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 1128/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định Cục An toàn lao động có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng trình Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung bao gồm:
(1) Dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
(2) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án, hồ sơ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động.
(3) Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
(4) Chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
(5) Về an toàn, vệ sinh lao động:
- Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý và hướng dẫn thực hiện;
- Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Hướng dẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù và đối với cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn thực hiện việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
(6) Về chế độ bảo hộ lao động:
- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trả lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động; bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);
- Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
- Quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
- Danh mục nghề, công việc được sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm đêm;
- Danh mục công việc khác, nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khỏe, an toàn của người chưa thành niên;
- Ý kiến tham gia với Bộ Y tế để ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp.
(7) Về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
- Chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
- Ban hành quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý. Có ý kiến để các bộ, ngành khác ban hành quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư và quản lý chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành đó theo quy định của pháp luật;
(8) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?