Chức năng của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch là ai?
Chức năng của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có chức năng được quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện những chức năng sau:
+ Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ.
+ Tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (còn gọi là Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do ai quy định?
Cơ quan quy định cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về tổ chức bộ máy, biên chế
a) Bộ Quốc phòng trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
b) Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định;
c) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực trong hoạt động của Ban Quản lý Lăng;
d) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Bộ Quốc phòng trình Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Điều 3 Nghị định 61/2022/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm:
- Văn phòng Ban Quản lý Lăng.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập
+ Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;
+ Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Các đơn vị chuyên trách phối thuộc
+ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;
+ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là ai?
Quy định Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Điều 4 Nghị định 61/2022/NĐ-CP như sau:
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng
1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.
2. Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, gồm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng; Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng; có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Quản lý Lăng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Số lượng Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không quá 02 người.
Như vậy, Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?