Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính được hưởng hệ số lương thấp nhất là bao nhiêu? Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính được hưởng hệ số lương thấp nhất là bao nhiêu?
- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính cần có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính có bắt buộc phải từng tham gia dự án khuyến nông cấp trung ương hay không?
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính được hưởng hệ số lương thấp nhất là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính được hưởng hệ số lương thấp nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
b) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Hệ số lương thấp nhất đối với chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính là 4,00.
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính cần có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp với viên chức ngành khuyến nông.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính cần có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tâm huyết với nghề, tích cực, trung thực, khách quan thực hiện hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng quy chế, nội quy của đơn vị, của ngành.
- Có tinh thần đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính có bắt buộc phải từng tham gia dự án khuyến nông cấp trung ương hay không?
Theo Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với viên chức ngành khuyến nông như sau:
Khuyến nông viên chính - Mã số: V.03.09.25
....
d) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.
đ) Tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động về khuyến nông.
e) Theo dõi, phụ trách hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực được phân công.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khuyến nông.
b) Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông liên quan đến vị trí việc làm.
c) Có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm phù hợp với vị trí việc làm.
d) Có kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
đ) Đã chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp trung ương, địa phương hoặc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện.
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm”.
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính không phải bắt buộc là phải phải từng tham gia dự án khuyến nông cấp trung ương.
Mà chỉ cần đã chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp, địa phương hoặc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?