Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ nào và được hưởng mức lương bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương viên chức đối với chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 (Hình từ Internet)
Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 được hưởng mức lương bao nhiêu?
Lương viên chức loại A2.2 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó:
- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết 69/2022/QH15).
- Hệ số lương của viên chức loại A2.2 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Theo đó, mức lương đối với chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 được xác định như sau:
Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng 2 có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của viên chức di sản viên hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL như sau:
Di sản viên hạng II - Mã số: V.10.05.16
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
c) Xây dựng đề án, đề cương trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, phương án bảo tồn di tích; tổ chức thực hiện trưng bày các chủ đề trọng tâm của bảo tàng;
d) Xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích; trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng nghiên cứu, tham quan có yêu cầu nghiệp vụ chuyên sâu;
đ) Tổ chức kiểm kê, xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, sưu tầm, khai quật khảo cổ được giao;
e) Tham gia tổng kết đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy phạm về các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
g) Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho di sản viên hạng dưới.
...
Theo đó, viên chức di sản viên hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Xây dựng đề án, đề cương trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, phương án bảo tồn di tích; tổ chức thực hiện trưng bày các chủ đề trọng tâm của bảo tàng;
- Xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích; trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng nghiên cứu, tham quan có yêu cầu nghiệp vụ chuyên sâu;
- Tổ chức kiểm kê, xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, sưu tầm, khai quật khảo cổ được giao;
- Tham gia tổng kết đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy phạm về các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Tham gia xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu và tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho di sản viên hạng dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?