Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 có mức lương bao nhiêu và thực hiện những nhiệm vụ nào?
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương viên chức đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh công nghệ thông tin hạng I, an toàn thông tin hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) có 6 bậc, từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh công nghệ thông tin hạng II, an toàn thông tin hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh công nghệ thông tin hạng III, an toàn thông tin hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh công nghệ thông tin hạng IV, an toàn thông tin hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng IV thì được xếp vào bậc 2; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hạng IV.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng 4 thì được xếp vào bậc 2; nếu có thời gian tập sự thì trong thời gian tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hạng 4.
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 (Hình từ Internet)
Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 là bao nhiêu?
Lương viên chức loại B từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó:
- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
- Hệ số lương của viên chức loại B sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Theo đó, mức lương đối với chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được xác định như sau:
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT như sau:
An toàn thông tin hạng IV - Mã số V.11.05.12
1. Nhiệm vụ
a) Duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các hệ thống đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao; phối hợp giải quyết các sự cố về an toàn thông tin hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi có yêu cầu;
b) Thực hiện quy trình thao tác chuẩn phản ứng, xử lý sự cố máy tính;
c) Tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án về an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị;
d) Tham gia hỗ trợ biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về an toàn thông tin;
đ) Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành an toàn thông tin;
e) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ phối hợp về an ninh mạng theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin hạng 4 thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Duy trì, bảo hành, bảo dưỡng các hệ thống đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin của đơn vị, ngành theo nhiệm vụ được giao; phối hợp giải quyết các sự cố về an toàn thông tin hệ thống phần mềm, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi có yêu cầu;
- Thực hiện quy trình thao tác chuẩn phản ứng, xử lý sự cố máy tính;
- Tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án về an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị;
- Tham gia hỗ trợ biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về an toàn thông tin;
- Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành an toàn thông tin;
- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ phối hợp về an ninh mạng theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?