Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
- Có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước?
- Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
- Người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật được coi là tái phạm trong trường hợp nào?
Có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:
Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, có 4 hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, bao gồm:
(1) Khiển trách;
(2) Cảnh cáo;
(3) Bãi nhiệm;
(4) Buộc thôi việc.
Có mấy hình thức kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước? (Hình từ Internet)
Chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
...
Như vậy, theo quy định, chưa xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các trường hợp sau đây:
(1) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
(2) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức;
Bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
(3) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
Là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
(4) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật được coi là tái phạm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định như sau:
Kỷ luật
Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước quy định từ Điều 56 đến Điều 73 Chương VIII Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 8 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?