Chu trình nhiên liệu hạt nhân là gì? Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Chu trình nhiên liệu hạt nhân là gì?
- Việc sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân có phải công việc bức xạ không?
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép không?
Chu trình nhiên liệu hạt nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về chu trình nhiên liệu hạt nhân như sau:
Chu trình nhiên liệu hạt nhân là một chuỗi hoạt động liên quan đến tạo ra năng lượng hạt nhân từ khai thác, chế biến quặng urani hoặc thori; làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến các hoạt động xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ sinh ra từ việc tạo ra năng lượng hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu, phát triển có liên quan.
Theo quy định trên, chu trình nhiên liệu hạt nhân là một chuỗi hoạt động liên quan đến tạo ra năng lượng hạt nhân từ khai thác, chế biến quặng urani hoặc thori; làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến các hoạt động xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ sinh ra từ việc tạo ra năng lượng hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu, phát triển có liên quan.
Chu trình nhiên liệu hạt nhân (Hình từ Internet)
Việc sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân có phải công việc bức xạ không?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 về công việc bức xạ như sau:
Công việc bức xạ
Công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:
1. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
3. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4. Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
5. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
6. Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
7. Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
8. Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
9. Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
10. Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
11. Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
12. Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
13. Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
14. Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Theo đó, việc sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân là một trong những hoạt động của công việc bức xạ.
Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm e khoản 7 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;
d) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
...
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
...
Theo đó, tổ chức sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân không có giấy phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?