Chủ tịch VFF được bầu cử thông qua hình thức nào theo quy định hiện nay? Có được tham gia vào Ban chấp hành của Liên đoàn không?
Chủ tịch VFF được bầu cử thông qua hình thức nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về Đại hội nhiệm kỳ như sau:
Quyền của Đại hội
1. Đại hội nhiệm kỳ:
a) Sửa đổi và thông qua Điều lệ và các quy định đảm bảo thực hiện Điều lệ;
b) Kiểm điểm công tác và đề ra phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ;
c) Thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH và các báo cáo khác do Ban Chấp hành trình lên Đại hội;
d) Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và ngân sách;
đ) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành;
e) Quyết định việc tặng danh hiệu hoặc tôn vinh thành viên, các cá nhân danh dự có đóng góp cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam; Đại hội có thể vinh danh chức danh Chủ tịch Danh dự của LĐBĐVN. Chủ tịch Danh dự là công dân Việt Nam, tán thành Điều lệ LĐBĐVN, có uy tín, có vị trí xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển bóng đá Việt Nam;
g) Công nhận, đình chỉ tư cách thành viên, khai trừ hoặc thông qua việc ra khỏi LĐBĐVN của thành viên;
h) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra;
i) Bỏ phiếu cho việc đề xuất giải thể LĐBĐVN (nếu có);
...
Bên cạnh đó, tại Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về việc bầu cử như sau:
Bầu cử
1. Các cuộc bầu cử Ủy viên BCH, bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trực tiếp tại Đại hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban Kiểm tra và Trưởng ban Kiểm tra bầu trực tiếp tại Đại hội bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc có thể được tiến hành theo hình thức giơ tay theo quyết định của Đại hội.
2. Điều kiện trúng cử Ủy viên BCH phải đạt số phiếu ít nhất là quá bán (50% +1) trên số phiếu hợp lệ. Số lượng Ủy viên BCH lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất đến khi đủ số lượng Ủy viên BCH theo quy định của Điều lệ.
3. Trong trường hợp bầu lần thứ nhất không đủ số lượng quy định của Điều lệ, Đại hội sẽ quyết định có hoặc không tổ chức vòng bỏ phiếu tiếp theo.
4. Khi bầu vào một vị trí mà số ứng cử viên có trên 02 (hai) người, nếu không ai đạt quá bán, sẽ loại những người có số phiếu thấp nhất, để bầu vòng tiếp theo cho đến khi lựa chọn được người có số phiếu cao nhất.
Theo đó, việc bầu cử Chủ tịch VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) sẽ được được thực hiện tại Đại hội Liên đoàn bóng đá thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
Khi bầu vào một vị trí mà số ứng cử viên có trên 02 (hai) người, nếu không ai đạt quá bán, sẽ loại những người có số phiếu thấp nhất, để bầu vòng tiếp theo cho đến khi lựa chọn được người có số phiếu cao nhất.
Chủ tịch VFF được bầu cử thông qua hình thức nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Chủ tịch VFF do Đại hồi bầu sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Theo Điều 38 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 thì Chủ tịch LĐBĐVN do Đại hồi bầu sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm sau:
(1) Đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của LĐBĐVN và là chủ tài khoản;
(2) Chịu trách nhiệm báo cáo Ban Chấp hành và các thành viên về hoạt động của LĐBĐVN;
(3) Đảm bảo việc thực hiện Điều lệ Liên đoàn, các Quyết định, Nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành, Thường trực Ban Chấp hành;
(4) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chấp hành, Ban Chấp hành, Đại hội. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch do Chủ tịch uỷ quyền chủ trì cuộc họp;
(5) Ký các văn bản của LĐBĐVN khi đã được Đại hội, BCH, Thường trực Ban Chấp hành thông qua và các văn bản khác trong phạm vi thẩm quyền;
(6) Chịu trách nhiệm về mối quan hệ giữa LĐBĐVN với các thành viên, với FIFA, AFC, AFF, các tổ chức chính trị và các cơ quan khác;
(7) Đề xuất bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng thư ký để BCH Liên đoàn phê chuẩn trước khi Chủ tịch ra Quyết định (chỉ Chủ tịch mới có thẩm quyền này);
(8) Chủ trì các cuộc họp của các ban khác nếu được đề nghị.
Chủ tịch VFF có được tham gia vào Ban Chấp hành của Liên đoàn hay không?
Căn cứ Điều 41 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thường trực Ban Chấp hành như sau:
Thường trực Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành Liên đoàn bầu Thường trực Ban Chấp hành có cùng nhiệm kỳ với BCH. Thường trực Ban Chấp hành gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và 01 (một) Ủy viên Ban Chấp hành.
Thường trực Ban Chấp hành có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cần phải giải quyết ngay của Liên đoàn giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.
2. Chủ tịch có quyền triệu tập các cuộc họp Thường trực Ban Chấp hành. Nếu cuộc họp không được tiến hành trong khoảng thời gian quy định, các quyết định sẽ được thông qua bằng các hình thức khác.
3. Thường trực Ban Chấp hành chỉ được tổ chức các cuộc họp khi có trên 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên có mặt.
...
Như vậy, Chủ tịch VFF có thể tham gia vào Ban Chấp hành của Liên đoàn, đóng vai trò là thành viên thường trực.
Chủ tịch VFF có quyền triệu tập các cuộc họp Thường trực Ban Chấp hành. Nếu cuộc họp không được tiến hành trong khoảng thời gian quy định, các quyết định sẽ được thông qua bằng các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?