Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo có thẩm quyền ra quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh?
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập trường trung học phổ thông công lập
Điều kiện thành lập trường trung học phổ thông công lập cần những gì?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, điều kiện thành lập trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập:
- Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Hồ sơ, thủ tục để thành lập trường trung học công lập cần những gì?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP; điểm b khoản 2 và điểm b, điểm c khoản 3 Điều này được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập trường trung học công lập như sau:
Hồ sơ bao gồm:
1. Tờ trình về việc thành lập trường
2. Đề án thành lập trường
3. Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường trung học cơ sở; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện thành lập trường trung học; nếu đủ điều kiện thì có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường trung học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo người có thẩm quyền quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Như vậy, trên đây là các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập trường trung học phổ thông công lập.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo có thẩm quyền ra quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh?
Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, người có thẩm quyền ra quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm ra quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?