Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã dựa vào đâu để quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải?
- Trách nhiệm của tổ hòa giải được quy định như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN về việc rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải như sau:
Rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải theo các nội dung chủ yếu sau:
...
3. Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bao gồm: số lượng tổ hòa giải cần thành lập mới; các Tổ hòa giải phải củng cố, kiện toàn; các trường hợp cho thôi hòa giải viên; dự kiến số lượng bổ sung hòa giải viên, Tổ trưởng tổ hòa giải.
4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổng hợp kiến nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận và đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng tổ hòa giải và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng tổ hòa giải và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã dựa vào đâu để quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về tổ hòa giải như sau:
Tổ hòa giải
1. Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
3. Hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào:
- Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương; và
- Đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Trách nhiệm của tổ hòa giải được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của tổ hòa giải được quy định tại Điều 13 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện hòa giải.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp.
- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội người cao tuổi, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Đề nghị khen thưởng tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?