Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có quyền buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm hành chính về xây dựng?
- Buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép có phải là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính về xây dựng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có quyền buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm hành chính về xây dựng?
- Buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép được quy định như thế nào?
Buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép có phải là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính về xây dựng không?
Theo Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng như sau:
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính về xây dựng như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
d) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
đ) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
e) Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính về xây dựng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có quyền buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm hành chính về xây dựng? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào có quyền buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm hành chính về xây dựng?
Theo khoản 4 Điều 78 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo khoản 5 Điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo khoản 5 Điều 80 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền:
a) Đến 300.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
b) Đến 1.000.000.000 đồng đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo các quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm hành chính về xây dựng.
Buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép được quy định như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về buộc phá dỡ công trình xây dựng trái phép như sau:
Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?