Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?
Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?
Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là Bà Lê Thị Xuyến. Bà Lê Thị Xuyến sinh năm 1909 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc. Năm 1928, bà tốt nghiệp bậc Thành Chung vừa đỗ bằng sư phạm và là phụ nữ đầu tiên ở Quảng Nam có được tấm bằng ấy. Sau đó, bà được giữ lại làm giáo viên của Trường Đồng Khánh.
Tháng 4/1950, tại Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất, Đoàn phụ nữ cứu quốc đã hợp nhất vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng.
Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?
Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng, được thành lập vào ngày 20/10/1930.
Năm nay, ngày 20 tháng 10 năm 2024, đánh dấu kỷ niệm 94 năm ngày thành lập của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hay còn được gọi là Ngày Phụ nữ Việt Nam.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì?
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội phụ nữ Việt Nam) cấp xã được quy định tại Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Theo đó, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội phụ nữ Việt Nam) cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 tháng 10 không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày 20 tháng 10 người lao động không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 11 ngày lễ, tết như sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý:
Trường hợp ngày 20 tháng 10 trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 20 tháng 10, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu?
- Treo tất ở đâu để nhận quà Noel? Gợi ý quà Noel cho bé? Giáng sinh 2024 vào thứ mấy trong tuần?
- Tôn chỉ mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam là gì? Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất?