Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường cao đẳng sư phạm được quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng trường
...
3. Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín phải được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm; trường hợp thành viên ngoài trường trúng cử chủ tịch hội đồng trường, cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để người được bầu làm chủ tịch hội đồng trường trở thành cán bộ cơ hữu của nhà trường; tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng (quy định tại Điều 10 Điều lệ này); chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường cao đẳng sư phạm và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của hội đồng trường; chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường; ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường; sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường cao đẳng sư phạm để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường; thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường, nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành;
b) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
...
Theo đó, Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 8 nêu trên.
Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định tại khoản 9 Điều 9 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Thủ tục thành lập hội đồng trường; bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường; đình chỉ tạm thời công tác đối với chủ tịch hội đồng trường và các thành viên hội đồng trường; công nhận, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường
...
9. Miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng trường
a) Chủ tịch và thành viên hội đồng trường bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết định về nhân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm; vi phạm các quy định đến mức phải miễn nhiệm theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
b) Hội đồng trường có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm chủ tịch và thành viên hội đồng trường và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp trường xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm có: tờ trình nêu rõ lý do miễn nhiệm; biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng trường; các tài liệu minh chứng liên quan (nếu có);
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp trường ra quyết định miễn nhiệm chủ tịch và thành viên hội đồng trường. Trường hợp không đồng ý do hồ sơ còn thiếu hoặc không bảo đảm theo quy định, cơ quan quản lý trực tiếp trường có trách nhiệm trả lời trường bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
+ Có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết định về nhân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường.
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
+ Có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm.
+ Vi phạm các quy định đến mức phải miễn nhiệm theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Việc thay thế Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định thế nào?
Việc thay thế Chủ tịch hội đồng trường cao đẳng sư phạm do Nhà nước thành lập được quy định tại khoản 5 Điều 9 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:
Thủ tục thành lập hội đồng trường; bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường; đình chỉ tạm thời công tác đối với chủ tịch hội đồng trường và các thành viên hội đồng trường; công nhận, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường
...
5. Thay thế chủ tịch và thành viên hội đồng trường
a) Trường hợp chủ tịch hội đồng trường tự nguyện xin thôi làm chủ tịch hội đồng trường hoặc không thể tiếp tục làm việc hoặc thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 9 Điều này, hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường mới và gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thay thế chủ tịch hội đồng trường đến cơ quan quản lý trực tiếp trường quyết định. Hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch hội đồng trường gồm: tờ trình nêu rõ lý do bầu thay thế chủ tịch hội đồng trường, văn bản liên quan đến chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm, biên bản họp hội đồng trường, biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu chủ tịch hội đồng trường mới, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường mới; các tài liệu minh chứng liên quan (nếu có);
b) Trường hợp hội đồng trường bị khuyết thành viên do có thành viên bị miễn nhiệm hoặc nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với vị trí là thành viên hoặc không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chủ tịch hội đồng trường căn cứ vào thành phần của các thành viên bị khuyết để lựa chọn thành viên bổ sung, thay thế theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này và gửi hồ sơ đề nghị bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường đến cơ quan quản lý trực tiếp trường quyết định. Hồ sơ đề nghị bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường gồm: tờ trình nêu rõ lý do các trường hợp bổ sung thay thế, biên bản họp hội đồng trường, biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu, các tài liệu minh chứng liên quan (nếu có).
...
Như vậy, trường hợp chủ tịch hội đồng trường tự nguyện xin thôi làm chủ tịch hội đồng trường hoặc không thể tiếp tục làm việc hoặc thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định thì hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường mới và gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thay thế chủ tịch hội đồng trường đến cơ quan quản lý trực tiếp trường quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?