Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước theo quy định có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định vị trí, chức năng của Hội đồng Thi đua Khen thưởng như sau:
Vị trí, chức năng của Hội đồng
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước và được sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước.
2. Hội đồng có chức năng tham mưu, đề xuất giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước; xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trình cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo quy chế và quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, chính xác, công bằng và kịp thời; quyết định các vấn đề theo đa số và có trên 50% số thành viên dự họp Hội đồng biểu quyết tán thành.
2. Khi có ý kiến khác nhau của các uỷ viên trong Hội đồng về công tác thi đua, khen thưởng thì được bảo lưu ý kiến và Chủ tịch Hội đồng là người xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng hoạt động theo quy chế và quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, chính xác, công bằng và kịp thời.
Hội đồng quyết định các vấn đề theo đa số và có trên 50% số thành viên dự họp Hội đồng biểu quyết tán thành.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Hội đồng về công tác thi đua khen thưởng. Chỉ đạo việc tổ chức, triển khai, thực hiện các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động; chỉ đạo phát động các phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành Kiểm toán Nhà nước.
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng và sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc với các hoạt động của Hội đồng.
c) Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
d) Có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước trên phương tiện thông tin thuộc quyền quản lý và xử lý thông tin trước khi trình cấp trên khen thưởng.
e) Ký, ban hành các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng.
2. Các phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Hội đồng về công tác thi đua khen thưởng.
Chỉ đạo việc tổ chức, triển khai, thực hiện các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương phát động;
Chỉ đạo phát động các phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành Kiểm toán Nhà nước.
(2) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng và sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc với các hoạt động của Hội đồng.
(3) Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
(4) Có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước trên phương tiện thông tin thuộc quyền quản lý và xử lý thông tin trước khi trình cấp trên khen thưởng.
(5) Ký, ban hành các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?