Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc không?
- Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp nào?
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc không?
Theo khoản 1 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN do Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu theo đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc EVN.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thể kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN
...
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN có quyền, trách nhiệm sau:
a) Thay mặt Hội đồng thành viên EVN thực hiện các quyền, trách nhiệm sau:
- Ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho EVN; quản lý EVN theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN;
- Ký các nghị quyết, quyết định và các loại văn bản khác của Hội đồng thành viên EVN hoặc ủy quyền cho một thành viên Hội đồng thành viên EVN ký các nghị quyết, quyết định và các loại văn bản khác của Hội đồng thành viên EVN;
- Quan hệ với bên đối tác thứ ba trong trường hợp EVN đại diện cho Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam thực hiện các hoạt động chung của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam hoặc các hoạt động khác nhân danh Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam theo thỏa thuận giữa các đơn vị thành viên;
b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên EVN; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thành viên EVN;
c) Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư có quy mô thuộc quyền quyết định của Hội đồng thành viên EVN hoặc Hội đồng thành viên EVN báo cáo Bộ Công Thương quyết định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự thảo Điều lệ và sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, dự thảo Quy chế và sửa đổi Quy chế quản lý tài chính của EVN; phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của EVN và doanh nghiệp khác để trình Hội đồng thành viên EVN;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những quyền và trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 41 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên EVN; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thành viên EVN.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP về các trường hợp cách chức Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên EVN như sau:
Thành viên Hội đồng thành viên EVN
...
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên EVN bị cách chức trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
b) EVN không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
c) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;
d) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của EVN để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Để EVN vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; trường hợp EVN thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị cách chức trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 40 nêu trên.
Trong đó có trường hợp vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thửa đất được giao để quản lý mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu có bị xử phạt không?
- Mẫu Sổ nhật ký an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mới nhất? Tải mẫu này ở đâu?
- Mẫu Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
- Mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu kết luận kiểm tra tài chính tài sản công đoàn?
- Mẫu quyết định kiểm tra khi tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm theo Quyết định 684 là mẫu nào?