Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh là gì?
- Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có bao nhiêu Ủy ban chuyên môn?
- Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng và thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm về những quyết định và ý kiến tham mưu, tư vấn của mình trong công việc của Hội đồng.
2. Ý kiến tư vấn, đề xuất của Hội đồng được thảo luận tập thể và do Chủ tịch Hội đồng kết luận.
3. Những vấn đề lớn, phức tạp, cần tổ chức việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học trước khi đưa ra Hội đồng thảo luận.
4. Hoạt động của Hội đồng thông qua các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
5. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, nguyên tắc làm việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh được quy định cụ thể như sau:
(1) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Hội đồng và thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm về những quyết định và ý kiến tham mưu, tư vấn của mình trong công việc của Hội đồng.
(2) Ý kiến tư vấn, đề xuất của Hội đồng được thảo luận tập thể và do Chủ tịch Hội đồng kết luận.
(3) Những vấn đề lớn, phức tạp, cần tổ chức việc tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học trước khi đưa ra Hội đồng thảo luận.
(4) Hoạt động của Hội đồng thông qua các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
(5) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh là gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có bao nhiêu Ủy ban chuyên môn?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng có 4 Ủy ban chuyên môn, bao gồm:
a) Ủy ban Phát triển bền vững về kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì;
b) Ủy ban Phát triển bền vững về xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì;
c) Ủy ban Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;
d) Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có 04 Ủy ban chuyên môn, bao gồm:
(1) Ủy ban Phát triển bền vững về kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì;
(2) Ủy ban Phát triển bền vững về xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì;
(3) Ủy ban Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;
(4) Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.
Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên; yêu cầu các Bộ, cơ quan hữu quan thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng;
d) Quyết định chương trình/kế hoạch công tác, nội dung làm việc của Hội đồng và các vấn đề cần xin ý kiến Hội đồng;
đ) Triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng;
e) Giải quyết các đề xuất liên quan thuộc phạm vi hoạt động và nhiệm vụ của Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng;
(2) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng;
(3) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên; yêu cầu các Bộ, cơ quan hữu quan thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng;
(4) Quyết định chương trình/kế hoạch công tác, nội dung làm việc của Hội đồng và các vấn đề cần xin ý kiến Hội đồng;
(5) Triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng.
(6) Giải quyết các đề xuất liên quan thuộc phạm vi hoạt động và nhiệm vụ của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?