Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký các văn bản nào của hợp tác xã?
- Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký các văn bản nào của hợp tác xã?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ không?
- Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký các văn bản nào của hợp tác xã?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch hội đồng quản trị được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên chính thức hoặc Hội đồng quản trị bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên Hội đồng quản trị. Việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị được thực hiện bằng phiếu kín.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên và Hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao;
b) Ký Điều lệ và nghị quyết thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các văn bản của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên; ký văn bản của Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch và phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng quản trị;
d) Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên, trừ trường hợp Luật này hoặc Điều lệ có quy định khác;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
...
Như vậy, Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký:
- Điều lệ và nghị quyết thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Các văn bản của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên;
- Ký văn bản của Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quyền ký các văn bản nào của hợp tác xã? (hình từ internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 67 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) thì thực hiện thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc (Tổng giám đốc) quy định tại khoản 4 Điều 68 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 7 Điều 64 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị đầy đủ
...
7. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát; người đại diện theo pháp luật. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thông qua chủ trương Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc thuê Giám đốc (Tổng giám đốc).
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ.
Tuy nhiên, việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức vụ Giám đốc của hợp tác xã phải được sự thông qua của Đại hội thành viên.
Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng quản trị của hợp tác xã theo hình thức tổ chức quản trị đầy đủ được quy định tại Điều 66 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
(1) Trình Đại hội thành viên xem xét, thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên theo quy định tại Điều 64 Luật Hợp tác xã 2023.
(2) Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Điều lệ. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
(3) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội thành viên. Báo cáo Đại hội thành viên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(4) Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền. Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị dưới 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
(5) Phối hợp với chủ sở hữu, người góp vốn để định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản của cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(6) Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn. Báo cáo với Đại hội thành viên gần nhất về công tác phát triển thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(7) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định của Điều lệ (nếu có).
(8) Bổ nhiệm; miễn nhiệm; cách chức; ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; giám sát và đánh giá kết quả làm việc Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) và người giữ chức danh quản lý khác.
(9) Quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn, người lao động; khen thưởng cá nhân, tổ chức khác có đóng góp nổi bật trong việc xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(10) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?