Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
2. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.
3. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.
4. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Hội đồng quản lý xã hội có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.
07 nhiệm vụ quyền hạn cơ bản của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ vào Điều 95 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
1. Thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.
5. Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.
6. Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Hội đồng có 07 nhiệm vụ cơ bản nêu trên và một số nhiệm vụ quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Anh có thể tham khảo hướng dẫn về Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 89/2020/NĐ-CP.
Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội họp thường kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định về chế độ làm việc của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
Như vậy, Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên Hội đồng quản lý.
Hội đồng quản lý có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?