Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú có phải là Bộ trưởng Bộ Y tế không?
- Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú gồm những thành phần nào?
- Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú có phải là Bộ trưởng Bộ Y tế không?
- Nhiệm vụ của Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là gì?
Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú gồm những thành phần nào?
Theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
...
5. Thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
...
Theo đó, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú gồm những thành phần:
- Chủ tịch Hội đồng,
- Phó Chủ tịch Hội đồng,
- Các ủy viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú có phải là Bộ trưởng Bộ Y tế không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp Nhà nước
1. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c) Thành phần Hội đồng là đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Hội nghề nghiệp về y, dược; lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, gồm: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan và một số “Thầy thuốc Nhân dân”.
2. Hội đồng cấp Nhà nước hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
Căn cứ trên quy định Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Thành phần Hội đồng gồm:
+ Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
+ Hội nghề nghiệp về y, dược;
+ Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, gồm: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan và một số Thầy thuốc Nhân dân.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú có phải là Bộ trưởng Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng thì được đưa vào danh sách gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đệ trình Chủ tịch nước quyết định;
- Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
- Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại Điểm b Khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?