Chủ tàu tránh né việc bố trí và thanh toán chi phí cho thuyền viên hồi hương thì giải quyết như thế nào?
Chủ tàu né tránh bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên thì giải quyết thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định các trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương như sau:
- Trường hợp chủ tàu không trực tiếp bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên, chủ tàu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại thực hiện thay việc hồi hương thuyền viên.
- Trường hợp quá thời hạn hồi hương đã ghi trong hợp đồng lao động mà chủ tàu không thực hiện hoặc không trả các chi phí cho thuyền viên hồi hương, thuyền viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại bố trí và thanh toán chi phí hồi hương.
Thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương thuộc về cơ quan nào?
Tại Điều 5 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định cơ quan có thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền thu xếp cho thuyền viên hồi hương là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
- Kinh phí thu xếp cho thuyền viên hồi hương được tạm ứng từ nguồn Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Quỹ Bảo hộ công dân) sau khi có đặt cọc bảo lãnh hoặc cam kết hoàn trả bằng văn bản của chủ tàu hoặc chủ tàu xuất trình được văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc chi trả các khoản chi phí này.
Việc tạm ứng kinh phí Quỹ Bảo hộ công dân để hồi hương thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2013/TT-BTC ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả Quỹ Bảo hộ công dân toàn bộ các chi phí hồi hương thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không hoàn trả thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó cho Quỹ Bảo hộ công dân.
- Hồ sơ đề nghị hồi hương gửi cơ quan đại diện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định việc quyết toán kinh phí hồi hương như sau:
Căn cứ nhiệm vụ thực tế thực hiện, Cơ quan đại diện tập hợp hồ sơ quyết toán gửi Quỹ Bảo hộ công dân, gồm: Hồ sơ đề nghị hồi hương của thuyền viên; văn bản đề nghị quyết toán gửi kèm theo các nội dung các khoản chi, các chứng từ chi theo quy định tại Thông tư này.
Thuyền viên bệnh
Thu hồi chi phí tạm ứng Quỹ Bảo hộ công dân quy định thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định thu hồi chi phí tạm ứng Quỹ Bảo hộ công dân như sau:
(1) Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo thu hồi chi phí hồi hương thuyền viên của Quỹ Bảo hộ công dân, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí hồi hương thuyền viên theo Thông báo quyết toán vụ việc của Quỹ Bảo hộ công dân bằng cách chuyển vào tài khoản của Quỹ Bảo hộ công dân theo địa chỉ sau:
- Tên tài khoản: Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Địa chỉ: 40 phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.38489064.
- Số tài khoản tiền Việt Nam (VND): 122 0202 005 149, mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Long Biên; địa chỉ 562 đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội.
(2) Trường hợp chủ tàu trả chậm hoặc không thực hiện chi trả chi phí hồi hương theo thông báo của Quỹ Bảo hộ công dân; Quỹ Bảo hộ công dân có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo thu hồi chi phí tạm ứng hồi hương thuyền viên của Quỹ Bảo hộ công dân, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí hồi hương thuyền viên theo Thông báo quyết toán vụ việc của Quỹ Bảo hộ công dân.
(3) Xử lý vi phạm chậm nộp hoặc không nộp: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 92/2013/TT-BTC ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Cá nhân trực tiếp cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng và cá nhân, tổ chức thực hiện đặt cọc, cam kết bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng thời hạn như nội dung đã cam kết, thì cá nhân, tổ chức đã cam kết ngoài việc phải hoàn trả chi phí đã tạm ứng còn phải nộp cho Quỹ khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
- Trường hợp không nộp trả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chủ tàu không trực tiếp bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu xếp cho thuyền viên hồi hương. Kinh phí do chủ tàu hoàn trả lại vào Quỹ bảo hộ công dân theo quy định pháp luật, trường hợp chủ tàu trả chậm hoặc không thực hiện chi trả chi phí hồi hương theo thông báo của Quỹ Bảo hộ công dân; Quỹ Bảo hộ công dân có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh chi trả chi phí hồi hương cho thuyền viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?