Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng không? Chủ tàu có trách nhiệm tuân thủ các quy định về định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển không?
- Chủ tàu được hiểu như thế nào theo quy định Bộ luật Hàng hải hiện hành?
- Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng không?
- Chủ tàu có trách nhiệm tuân thủ các quy định về định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển không?
- Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu không?
Chủ tàu được hiểu như thế nào theo quy định Bộ luật Hàng hải hiện hành?
Theo Điều 15 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định chủ tàu như sau:
Chủ tàu
1. Chủ tàu là người sở hữu tàu biển.
2. Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu.
3. Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.
Theo đó, chủ tàu được hiểu là người sở hữu tàu biển.
Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 67 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thực phẩm và nước uống như sau:
Thực phẩm và nước uống
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.
2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:
a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;
b) Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;
c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.
3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển.
Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
Chủ tàu (Hình từ Internet)
Chủ tàu có trách nhiệm tuân thủ các quy định về định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của chủ tàu như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của chủ tàu, cơ quan quản lý tàu biển và thuyền viên:
a) Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước ăn uống, định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển quy định tại Thông tư này.
b) Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để được hướng dẫn và giải quyết.
2. Trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế):
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
b) Phối hợp với Cục Y tế giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện Thông tư.
3. Trách nhiệm của Cục Y tế giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải):
a) Phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
b) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.
Theo đó, chủ tàu có trách nhiệm tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước ăn uống, định lượng khẩu phần ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển quy định tại Thông tư này.
Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu không?
Căn cứ khoản 3 Điều 68 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên
...
3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau:
a) Đối với tàu biển có từ một trăm người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày phải bố trí ít nhất một bác sĩ;
b) Đối với tàu biển có dưới một trăm người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế.
Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, sơ cứu y tế phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.
...
Như vậy, chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như trên.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Hung/an-toan-sinh-mang-tren-tau-bien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/230408/dieu-dong-tau-thuyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/230408/trang-thiet-bi-cuu-sinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/Ti%E1%BA%BFn%20%C4%90%E1%BA%A1t/16-3/hang-hai-15.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/ThanhNgan/210822/chu-tau.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty có vốn điều lệ đã góp trên 50 tỷ thì có được coi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay chưa?
- Thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Quyết định 1334 thực hiện như thế nào?
- Kinh doanh vận tải đường bộ là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải là đơn vị nào? Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải có thời hạn bao lâu?
- Người điều khiển xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Bằng lái A1 có chạy được xe 175cc? Bằng lái A1 cấp trước ngày 01/01/2025 đổi sang bằng lái xe hạng A thì có chạy được xe 175cc?