Chủ tài khoản yêu cầu 'tạm khóa báo có' tài khoản, tạm khóa tài khoản thanh toán, phong tỏa tài khoản thanh toán trong trường hợp nào?
Chủ tài khoản yêu cầu "tạm khóa báo có" tài khoản tài khoản thanh toán trong trường hợp nào?
Hiện nay, theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 23/2014/TT-BTC không nêu rõ cụ thể định nghĩa về "tạm khóa báo có" tài khoản là gì, nhưng có thể hiểu việc "tạm khóa báo có" là cách nói giữa Ngân hàng với khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Cụ thể căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, những trường hợp “Tạm khóa báo có” tài khoản bao gồm:
"Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này."
Đồng thời, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN như sau:
"Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có quyền:
...
c)Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này khi chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;
.."
Như vậy, theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản sẽ được yêu cầu tạm khóa tài khoản trong trường hợp nêu trên.
Chủ tài khoản yêu cầu 'tạm khóa báo có' tài khoản, tạm khóa tài khoản thanh toán, phong tỏa tài khoản thanh toán trong trường hợp nào?
Chủ tài khoản có được yêu cầu chấm dứt "tạm khóa báo có" tài khoản thanh toán không?
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định việc chấm dứt tạm khóa báo có tài khoản như sau:
"Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
...
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán."
Theo đó, chủ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt tạm khóa báo có tài khoản. Trong trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản thì thực hiện theo văn bản giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán thực hiện trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN, về việc phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
"Điều 17. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Lưu ý, ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán.
Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?