Chủ sở hữu phim là ai? Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong mọi trường hợp không?
Chủ sở hữu phim là ai?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim hoặc được tặng cho, thừa kế quyền sở hữu phim và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ sở hữu phim là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim hoặc được tặng cho, thừa kế quyền sở hữu phim và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu phim là ai? (Hình từ Internet)
Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong mọi trường hợp không?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật
Theo nguyên tắc thì hành vi sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim là hành vi bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, hành vi này có trường hợp ngoại lệ là Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác.
Do đó, hành vi sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim vẫn có thể được thực hiện nếu Luật sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định khác.
Chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ
1. Được cơ sở lưu trữ phim bảo đảm an toàn bản phim, tư liệu, tài liệu kèm theo phim; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định việc bán, cho thuê, phổ biến, sử dụng dịch vụ đối với phim lưu trữ.
3. Nộp lưu chiểu phim theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
4. Mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ có quyền và nghĩa vụ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam do ai triệu tập?
- Năm cá nhân số 6 năm 2025? Ý nghĩa chi tiết của năm cá nhân số 6 trong năm 2025 ra sao? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?