Chủ rừng và chủ sở hữu rừng có giống nhau hay không? Những trường hợp nào chủ rừng sẽ bị thu hồi rừng?
Chủ rừng và chủ sở hữu rừng có giống nhau hay không?
(1) Chủ rừng (forest owner)
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về Chủ rừng như sau:
Giải thích từ ngữ
...
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Và theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 về chủ rừng như sau:
Chủ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
6. Cộng đồng dân cư.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Theo đó, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. Chủ rừng bao gồm:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
- Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cộng đồng dân cư.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
(2) Chủ sở hữu rừng:
Căn cứ theo Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chủ sở hữu rừng bao gồm:
- Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
+ Rừng tự nhiên;
+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chủ rừng và chủ sở hữu rừng không giống nhau, trong trường hợp Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì họ vừa là chủ sở hữu rừng vừa là chủ rừng. Còn các trường hợp còn lại thì Nhà nước là chủ sở hữu rừng, còn chủ rừng là người được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng.
Chủ rừng và chủ sở hữu rừng có giống nhau hay không? Những trường hợp nào chủ rừng sẽ bị thu hồi rừng? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào chủ rừng sẽ bị Nhà nước thu hồi rừng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi rừng như sau:
Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
Như vậy, những trường hợp chủ rừng sẽ bị Nhà nước thu hồi rừng như sau:
(1) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
(2) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
(3) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
(4) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
(5) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai 2013
Chủ rừng có những nghĩa vụ chung nào theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 ?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những nghĩa vụ chung của chủ rừng như sau:
Nghĩa vụ chung thứ nhất: Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ chung thứ hai: Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
Nghĩa vụ chung thứ ba: Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ chung thứ tư: Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
Nghĩa vụ chung thứ năm: Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
Nghĩa vụ chung thứ sáu: Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghĩa vụ chung thứ bảy: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?