Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không?
- Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không?
- Chủ rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thì có được phép quyết định phương thức khai thác hay không?
- Chủ rừng khai thác rừng phòng hộ có được hưởng toàn bộ lâm sản hay không?
Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không?
Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không, căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định: "Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật."
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:
a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;
b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;
c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Theo đó đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thì chủ rừng sẽ được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.
Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không? (Hình từ Internet)
Chủ rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thì có được phép quyết định phương thức khai thác hay không?
Chủ rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thì có được phép quyết định phương thức khai thác hay không, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định:
Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
...
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
...
Theo đó chủ rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên thì sẽ được phép lựa chọn phương thức khai thác
Ngoài ra khi khai thác lâm sản thì chủ rừng phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó
Và sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng.
Chủ rừng khai thác rừng phòng hộ có được hưởng toàn bộ lâm sản hay không?
Chủ rừng khai thác rừng phòng hộ có được hưởng toàn bộ lâm sản hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định:
Quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản được quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp
a) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
b) Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
c) Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.
2. Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán; chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước.
3. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Theo đó quy định hưởng lợi từ khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ của chủ rừng như sau:
+ Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
+ Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu quyết định kiểm tra tài chính công đoàn cơ sở mới nhất? Quyết định kiểm tra tài chính công đoàn do ai ban hành?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm mới nhất?
- Mẫu Báo cáo kết quả kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên dùng cho các Tổ kiểm tra của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra, Chi bộ? Tải mẫu tại đâu?