Chủ rừng có được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái hay không?
- Chủ rừng có được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái hay không?
- Chủ rừng phòng hộ xây dựng đề án du lịch sinh thái phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững thì nội dung chủ yếu như thế nào?
- Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái của chủ rừng phòng hộ thì cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
Chủ rừng có được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái hay không?
Chủ rừng có được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái hay không, căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định: "Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật."
Căn cứ theo khoản 6 Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
...
6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng, thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;
b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
Theo đó chủ rừng sẽ được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
Ngoài ra khi chủ rừng cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái phải được thông báo rộng rãi.
Chủ rừng có được phép cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái hay không? (Hình từ Internet)
Chủ rừng phòng hộ xây dựng đề án du lịch sinh thái phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững thì nội dung chủ yếu như thế nào?
Chủ rừng phòng hộ xây dựng đề án du lịch sinh thái phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững thì nội dung chủ yếu như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 156/2018/NĐ-CP chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:
+ Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái;
+ Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái bao gồm: vị trí, diện tích, hiện trạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;
+ Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái;
+ Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng;
+ Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;
+ Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng phòng hộ; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng phòng hộ.
Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái của chủ rừng phòng hộ thì cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái của chủ rừng phòng hộ thì cần phải đảm bảo những yếu tố nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
2. Khi xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường; bảo đảm đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;
...
Theo đó thì công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái của chủ rừng phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ và cảnh quan tự nhiên của khu rừng;
Ngoài ra công trình xây dựng còn phải phù với đề án du lịch sinh thái được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?