Chủ quản lý công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp nào?
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định về đơn vị tính giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi như sau:
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
1. Đơn vị tính
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với từng biện pháp tưới nước, biện pháp tiêu nước, từng loại hình sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể như sau:
- Tưới cho cây trồng: đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3.
- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm; cấp nước cho sản xuất muối: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
- Cấp nước cho chăn nuôi: đồng/m3.
- Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị: đồng/nội dung công việc/năm. Trường hợp không xác định được cụ thể nội dung công việc thì tính theo đồng/ha lưu vực tiêu thoát nước, nhưng mức giá tối đa không quá 5% mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa/vụ.
- Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt: đồng/nội dung công việc.
Theo đó, giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với từng biện pháp tưới nước, biện pháp tiêu nước, từng loại hình sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể bao gồm:
- Tưới cho cây trồng;
- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản;
- Cấp nước cho chăn nuôi;
- Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị;
- Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.
Xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (Hình từ Internet)
Chủ quản lý công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2018/NĐ-CP có nêu như sau:
Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
...
2. Phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai, hỏa hoạn và điều kiện bất thường khác), chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định và theo công thức dưới đây để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định giá tối đa, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
Mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi = Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có)
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ thủy công ích thủy lợi bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và các chi phí thực tế hợp lý khác của toàn tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo từng biện pháp tưới tiêu hoặc loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung công việc.
Các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm các khoản chi phí được xác định tại Điều 7 Nghị định này trừ chi phí dự phòng, chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Các khoản chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương, chi phí khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận dự kiến trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được xác định như sau:
a) Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phải nộp tính theo lương
Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi xác định chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca và các khoản phải nộp tính theo lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo cùng một phương pháp tính chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và theo các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Chi phí khấu hao tài sản cố định
Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước hoặc theo hình thức đối tác công tư: chi phí khấu hao tài sản cố định được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm: phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, trang thiết bị, hệ thống thông tin quản lý vận hành và máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng.
Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính quy định lộ trình chi phí khấu hao tài sản cố định được trích khấu hao theo quy định của pháp luật đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước.
c) Lợi nhuận dự kiến
Mức lợi nhuận dự kiến tối đa của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được xác định là mức lợi nhuận dự kiến sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) đảm bảo trích lập hai quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Theo đó, chủ quản lý công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định.
Và theo công thức dưới đây để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định giá tối đa, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
Mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi = Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có)
Lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 4 Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định:
Lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
1. Giai đoạn từ năm 2018 - 2020
a) Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018 - 2020 trong thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 bằng mức giá tối đa đã thực hiện năm 2017.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
2. Giai đoạn từ năm 2021 trở đi
a) Căn cứ vào phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
b) Căn cứ tình hình thực tế biến động của các yếu tố hình thành giá và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương quy định và thông báo mức giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Theo đó, căn cứ vào phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2018/NĐ-CP.
Căn cứ tình hình thực tế biến động của các yếu tố hình thành giá và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương quy định và thông báo mức giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?