Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thực hiện biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố ANM theo hướng dẫn khi nào?
- Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thực hiện biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng theo hướng dẫn của lực lượng chuyên trách khi nào?
- Quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được thực hiện như thế nào?
- Kinh phí bảo vệ an ninh mạng được quy định như thế nào?
Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thực hiện biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng theo hướng dẫn của lực lượng chuyên trách khi nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:
Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi gặp sự cố an ninh mạng thì thực hiện trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản và hướng dẫn biện pháp tạm thời để ngăn chặn, xử lý hoạt động tấn công mạng, khắc phục hậu quả do tấn công mạng, sự cố an ninh mạng cho chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Trường hợp khẩn cấp, thông báo bằng điện thoại hoặc các hình thức khác trước khi thông báo bằng văn bản;
b) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả ngay sau khi nhận được thông báo, trừ quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng;
c) Trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.
Như vậy, Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả ngay sau khi nhận được thông báo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; ngoại trừ trường hợp sau:
Trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp, hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố theo sự điều phối của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thực hiện biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng theo hướng dẫn của lực lượng chuyên trách khi nào? (Hình từ Internet)
Quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì việc điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được thực hiện như sau:
- Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Huy động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết;
- Chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia trên cơ sở thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Lập biên bản quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng.
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng được quy định như thế nào?
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng theo quy định tại Điều 35 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
- Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An ninh mạng 2018 do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?