Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là ai và có trách nhiệm như thế nào?

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có trách nhiệm như thế nào? Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn! Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Long Thành.

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là ai?

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được giải thích theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” (sau đây gọi tắt là “chủ quản hệ thống thông tin”) là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Hình từ Internet)

Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo Điều 17 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định cụ thể:

- Tuân thủ các quy định của Nghị định này.

- Tổ chức hỗ trợ việc thực hiện giao dịch trên hệ thống thông tin thông qua một hoặc kết hợp hỗ trợ theo một số cách thức sau: trực tiếp, qua điện thoại, qua thư điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và các công nghệ khác.

- Cung cấp thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi hệ thống thông tin của chủ quản hệ thống thông tin cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra về hoạt động tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tra cứu, xác minh thông tin trong phạm vi quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.

- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho đơn vị thành viên, chi nhánh xác nhận chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên hệ thống thông tin thuộc quản lý của chủ quản hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.

- Giữ bí mật thông tin cá nhân, thông tin của doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức trên hệ thống thông tin thuộc quản lý của chủ quản hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, tham gia hoạt động ứng cứu sự cố, xử lý và khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và quy định của Nghị định này.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của doanh nghiệp khác để cung cấp giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải bảo đảm phối hợp với doanh nghiệp cho thuê hạ tầng kỹ thuật thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại khoản 1 đến khoản 6 của Điều này.

Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như thế nào?

Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo Điều 14 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Chủ quản hệ thống thông tin nếu thực hiện việc thu thập thông tin cá nhân của người tham gia giao dịch phải tuân thủ Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân.

- Chủ quản hệ thống thông tin phải bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin và giao dịch của người tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, tối thiểu áp dụng các biện pháp sau:

+ Xác định cấp độ và triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin tương ứng theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Trường hợp chủ quản hệ thống thông tin là các tổ chức không thuộc Nhà nước thì chỉ xác định cấp độ an toàn của hệ thống và trang bị các biện pháp bảo vệ cho hệ thống tối thiểu đáp ứng các yêu cầu đối với cấp độ tương ứng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, không bắt buộc phải làm thủ tục thẩm định, phê duyệt hồ sơ cấp độ.

+ Kết nối từ cơ quan, tổ chức, cá nhân tới hệ thống thông tin phải được mã hóa. Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải sử dụng chứng thư số để bảo mật thông tin trên đường truyền và không bị giả mạo.

Việc chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính được thực hiện theo phương thức nào?

Việc chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính được thực hiện theo phương thức quy định tại Điều 6 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định cụ thể:

- Phương thức chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử:

+ Chứng từ giấy được chuyển thành điện tử bằng hình thức sao chụp và chuyển thành tệp tin trên hệ thống thông tin, hoặc

+ Nội dung của chứng từ giấy được chuyển thành dữ liệu để lưu vào hệ thống thông tin.

- Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phản ánh đầy đủ nội dung của chứng từ giấy;

+ Cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện (hoặc chịu trách nhiệm về) việc chuyển đổi chứng từ giấy thành chứng từ điện tử ký số trên chứng từ điện tử sau khi được chuyển đổi từ chứng từ giấy hoặc được xác thực bằng một trong các biện pháp xác thực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

- Chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy có giá trị như chứng từ giấy trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Giao dịch điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử là giao dịch điện tử đúng không? Có bắt buộc phải lựa chọn phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có được giao dịch điện tử với công dân không? Công dân có được lựa chọn phương thức giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy theo Luật Giao dịch điện tử mới nhất 2023 là gì? Thời hạn của giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là bao lâu?
Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại như thế nào theo Luật Giao dịch điện tử 2023?
Pháp luật
Từ 01/7/2024, có các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước nào? Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước ra sao?
Pháp luật
Dấu thời gian là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ cấp dấu thời gian từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì và sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì và phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Chữ ký số đối với giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng là gì? Nguyên tắc chung thực hiện giao dịch?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch điện tử
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào