Chủ nợ sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Chủ nợ sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Theo quy định trên, chủ nợ sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp trong trường hợp hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ này.
Mở thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Phá sản 2014 về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
1. Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
3. Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo quy định trên, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ gồm những nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia Hội nghị chủ nợ không?
Theo Điều 78 Luật Phá sản 2014 quy định về nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?