Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là chức vụ gì? Khi nào thì đủ tiêu chuẩn trở thành Chủ nhiệm văn phòng chính phủ?
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là chức vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Văn phòng Chính phủ như sau:
Văn phòng Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Ngoài ra theo quy định Điều 1 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng cụ thể như:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó thì, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng và Chủ nhiệm văn phòng chính phủ se là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ.
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là gì? Tiêu chuẩn của Chủ nhiệm văn phòng chính phủ là như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi nào thì đủ tiêu chuẩn trở thành Chủ nhiệm văn phòng chính phủ?
Vì Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ nên chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ tương đương với chức danh Bộ trưởng các Bộ thuộc Chính phủ.
Tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, quy định về tiêu chuẩn chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ như sau:
- Tiêu chuẩn chung: Bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
- Tiêu chuẩn riêng:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:
+ Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
+ Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
+ Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
+ Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách
+ Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
+ Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Văn phòng chính phủ được tổ chức theo cơ cấu nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Văn phòng chính phủ bao gồm các tổ chức hành chính như sau:
- Vụ Tổng hợp.
- Vụ Pháp luật.
- Vụ Kinh tế tổng hợp.
- Vụ Công nghiệp.
- Vụ Nông nghiệp.
- Vụ Khoa giáo - Văn xã.
- Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
- Vụ Quan hệ quốc tế.
- Vụ Nội chính.
- Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
- Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ 1) bao gồm 03 phòng.
- Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
- Vụ Thư ký - Biên tập.
- Vụ Hành chính có 04 phòng.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch tài chính.
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
- Cục Quản trị.
- Cục Hành chính - Quản trị 2.
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ trong việc tham mưu điều phối giúp Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ
a) Xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;
b) Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;
đ) Giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ sẽ đảm nhiệm các công việc nêu trên trong việc tham mưu điều phối giúp Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?
- Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân tặng cho cá nhân nào? Ai quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua?