Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì? Các kiến thức cơ bản cần nắm khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Đây là sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nhằm giải thích sự phát triển và biến đổi của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác, trong sự đấu tranh với đối tượng đối lập dẫn đến hình thành đối tượng mới mang đặc tính của cả hai.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật. Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng như sau:
- Nguyên lý về sự phát triển: Mọi sự vật và hiện tượng đều luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Sự phát triển này diễn ra thông qua các mâu thuẫn nội tại và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau. Không có sự vật hay hiện tượng nào tồn tại độc lập mà không có sự tác động qua lại với các sự vật và hiện tượng khác.
- Nguyên lý về sự chuyển hóa từ lượng sang chất: Sự thay đổi về lượng (số lượng, kích thước, mức độ) sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất (bản chất, tính chất) khi đạt đến một ngưỡng nhất định.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học mà còn là phương pháp luận để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Xem thêm: Phủ định biện chứng là gì? 02 đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì? Các kiến thức cơ bản cần nắm khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng? (Hình từ Internet)
Các kiến thức cơ bản cần nắm khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin là gì?
Theo Chương I Phần thứ nhất Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT, những kiến thức cơ bản cần nắm khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin như sau:
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
(1) Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
- Ph.Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học
- Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học
- Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: hai trường phái triết học lớn trong lịch sử
- Vai trò của chủ nghĩa duy vật
(2) Các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
- Chủ nghĩa duy vật chất phác
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng
II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
(1) Vật chất
- Phạm trù vật chất
+ Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
+ Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất; những nội dung cơ bản và ý nghĩa của nó
- Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
+ Vận động với tư cách là phương thức tồn tại của vật chất; các hình thức vận động của vật chất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
+ Không gian và thời gian với tư cách là hình thức tồn tại của vật chất
- Tính thống nhất vật chất của thế giới
+ Luận điểm của Ph.Ăngghen về tính thống nhất vật chất của thế giới
+ Nội dung của tính thống nhất vật chất của thế giới
+ Ý nghĩa phương pháp luận
(2) Ý thức
- Nguồn gốc của ý thức
+ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
+ Nguồn gốc xã hội của ý thức
- Bản chất và kết cấu của ý thức
+ Bản chất của ý thức
+ Kết cấu của ý thức
(3) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Vai trò của vật chất đối với ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự phản ánh đối với vật chất
+ Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất
+ Vật chất quyết định khả năng phản ánh sáng tạo của ý thức
+ Vật chất là nhân tố quyết định phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
+ Tác dụng phản ánh thế giới khách quan
+ Tác dụng cải biến sáng tạo thế giới khách quan
+ Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Tôn trọng khách quan; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan
+ Phát huy năng động chủ quan; phát huy vai trò của tri thức khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn
+ Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn.
Thời lượng môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin thế nào?
Căn cứ Mục 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
1. Tên môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
2. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin có 5 tín chỉ, trong đó:
- Nghe giảng: 70%.
- Thảo luận: 30%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?