Chủ hộ kinh doanh cá thể có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay hay không?
Chủ hộ kinh doanh cá thể có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay hay không?
Theo mục 1 Công văn 4253/LĐTBXH-BHXH năm 2019 thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định như sau:
1. Đối với chủ hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ, Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm 2008 trở đi, nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Đối với Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) và Phó trưởng Công an xã
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) được thực hiện theo các văn bản pháp luật về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003; Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ) và các văn bản pháp luật về dân quân tự vệ (Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000; Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ). Theo quy định tại các văn bản nêu trên, trước năm 2016 có giai đoạn quy định Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã (Xã đội phó) không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có giai đoạn quy định thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đối với Phó trưởng Công an xã trước năm 2016 không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ ngày 01/01/2016 trở đi, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất. Như vậy, Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã và Phó trưởng Công an xã mà thuộc các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định nêu trên thì chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Từ năm 2008 trở đi, nếu có nhu cầu thì chủ hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Chủ hộ kinh doanh cá thể có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có bao nhiêu chế độ?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của chủ hộ kinh doanh cá thể hiện nay được xác định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Có tất cả 06 phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định mức dự toán áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng có phải là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình?
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tổ chức kinh tế có được tích tụ đất nông nghiệp thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?