Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
- Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu?
- Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu thì có bị phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật là bao lâu?
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 63 Luật Thú y 2015 trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật chủ hàng phải có những nghĩa vụ sau:
- Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
- Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm dịch khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y yêu cầu;
- Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
- Phải báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
- Không được đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được kiểm dịch; không tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
- Không tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, thay đổi phương tiện vận chuyển và địa điểm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;
- Trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gây ra;
- Nộp phí, lệ phí, chi phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? (Hình từ internet)
Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu thì có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu như sau:
Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bốc dỡ động vật, sản phẩm động vật;
b) Tự ý thay đổi phương tiện vận chuyển.
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
...
Theo đó, trường hợp chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với chủ hàng là cá nhân. Trường hợp chủ hàng là tổ chức thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?