Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 là gì? Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 thế nào?
Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 là gì? Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 thế nào?
Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 (Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024) như sau:
Căn cứ theo Mục 3 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 (Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024) như sau:
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ, đồng hành, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch với phương châm “Tăng tôc, sáng tao, về đích”.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở chủ động lựa chọn chủ đề phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, địa phương để bám sát nội dung của Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam 9 11 2024 là gì? Chủ đề Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 ra sao?
Căn cứ theo Mục 6 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 nêu rõ hình thức hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 như sau:
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cho phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là:
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp, cụ thể; đẩy mạnh thông tin pháp luật, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở... Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024.
- Tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế, hướng về cơ sở, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Về khẩu hiệu, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp).
- Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, trọng tâm với công chức, viên chức, người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng đặc thù. Phát huy thế mạnh của ngành VHTTDL, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc trong PBGDPL Biên soạn nội dung PBGDPL phù hợp đối tượng, địa bàn, thời điểm... phương pháp, cách thức PBGDPL (theo chuyên đề, dạng hỏi đáp, tình huống...). Đa dạng hoá các loại văn bản, tài liệu hướng tới phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật cho nhiều đối tượng.
- Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật bằng các hình thức phù hợp.
- Xây dựng, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL.
Tổ chức thực hiện hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024 thế nào?
Căn cứ theo Mục 8 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 hướng dẫn tổ chức thực hiện hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2024 như sau:
- Giao Vụ Pháp chế làm đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 của Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý và tổng hợp trong Báo cáo công tác tư pháp năm 2024.
- Các cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và khả năng nguồn lực để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực được giao quản lý và địa phương với nội dung, hình thức phù hợp; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác PBGDPL, quan tâm, tạo điều kiện cho các báo cáo viên pháp luật của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai Ngày pháp luật Việt Nam, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trong Báo cáo công tác PBGDPL gửi về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/12/2024 để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Trong quá trình thực hiện, mọi thông tin đề nghị liên hệ về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số điện thoại: 024.39438231/máy lẻ 164, di động: 0982.809.648 (đ/c Hùng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?