Chủ đầu tư không lập hồ sơ mời thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hồ sơ mời thầu là gì?
Theo Luật Đấu thầu 2023 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích thuật ngữ
....
21. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
Như vậy, hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
Chủ đầu tư không lập hồ sơ mời thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có bị xử phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Chủ đầu tư không lập hồ sơ mời thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 40 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu như sau:
Vi phạm về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa đủ các điều kiện theo quy định;
b) Không lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ;
đ) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra cạnh tranh không bình đẳng.
Như vậy, nếu chủ đầu tư không lập hồ sơ mời thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu có những nội dung gì?
Theo Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu như sau:
Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
3. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
4. Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Như vậy, hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu có những nội dung sau:
- Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Bảng dữ liệu đấu thầu;
- Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng. Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
- Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
- Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
- Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
- Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?