Chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo công tác đấu thầu hàng năm không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Trách nhiệm của chủ đầu tư được quy định tại Điều 78 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Phê duyệt các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, gói thầu đấu thầu trước; kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Kết quả lựa chọn nhà thầu.
...
9. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm.
10. Hủy thầu đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này.
11. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
12. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 79 của Luật này.
14. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng.
15. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.
16. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo Điều 74 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.
3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.
4. Quyết định xử lý tình huống.
5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.
8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.
10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.
14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.
Theo quy định trên, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.
Báo cáo công tác đấu thầu (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm khác về đấu thầu như sau:
Vi phạm khác về đấu thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
b) Không tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu;
c) Không báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu định kỳ theo quy định pháp luật về đấu thầu;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn thông tin, hồ sơ, tài liệu về công tác đấu thầu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu.
...
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư là tổ chức và từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư là cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm là bao lâu?
Theo Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?