Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép đầu tư xây dựng của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Báo cáo phân tích an toàn gồm các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15 Điều 10 Nghị định này;
đ) Kết quả thẩm định an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 13 Nghị định này;
g) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định này;
h) Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình đề nghị cho phép đầu tư xây dựng của chủ đầu tư;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này;
- Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo phân tích an toàn gồm các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15 Điều 10 Nghị định này;
- Kết quả thẩm định an toàn;
- Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 13 Nghị định này;
- Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định này;
- Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Nhà máy điện hạt nhân (Hình từ Internet)
Ai là chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân
...
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân
...
3. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân:
a) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên; khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; bảo đảm an toàn bức xạ; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;
c) Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
- Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ;
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
- điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
d) Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Không quá 06 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
- Không quá 03 tháng đối với việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng Thẩm định Nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân, trên cơ sở:
a) Báo cáo của Hội đồng Thẩm định Nhà nước;
b) Kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Ý kiến của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
Như vậy, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân bao gồm những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?