Chủ đầu tư có được thế chấp dự án đầu tư xây dựng hình thành trong tương lai cho tổ chức tín dụng hay không?
- Những dự án đầu tư xây dựng nhà ở nào được phép thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng?
- Hồ sơ thế chấp đối với tài sản thế chấp là dự án xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai cần những giấy tờ gì?
- Chủ đầu tư có được thể chấp dự án đầu tư xây dựng hình thành trong tương lai cho tổ chức tín dụng hay không?
Những dự án đầu tư xây dựng nhà ở nào được phép thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng như sau:
"Điều 8. Loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này là một trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở, bao gồm:
1. Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở.
2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn.
3. Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
4. Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh."
Theo đó, chỉ những dự án xây dựng nhà ở vừa nêu trên mới được phép thể chấp tại tổ chức tín dụng.
Hồ sơ thế chấp đối với tài sản thế chấp là dự án xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ thế chấp đối với dự án xây dựng như sau:
"Điều 9. Hồ sơ thế chấp
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Đối với tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
c) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ khác (nếu có).
..."
Theo đó, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt; giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hợp đồng thế chấp và các giấy tờ có liên quan cho hồ sơ thế chấp của mình.
Chủ đầu tư có được thể chấp dự án đầu tư xây dựng hình thành trong tương lai cho tổ chức tín dụng hay không?
Thế chấp dự án bất động sản hình thành trong tương lai (hình từ internet)
Căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng như sau:
"Điều 7. Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng
1. Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
đ) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
..."
Theo đó, chủ đầu tư có quyền thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải đảm bảo đầy đù các điều kiện theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Khi đăng ký giao dịch bảo đảm - thế chấp dự án - thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác là nếu như chủ đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì sẽ không thế chấp được.
Tức là sẽ không có việc thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai; việc thế chấp ở đây là thế chấp cả dự án, trong đó bao gồm tài sản hình thành trong tương lai trên mảnh đất đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?