Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh?
Theo Điều 33 Luật Thú y 2015 quy định về xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tiêu hủy cá mắc bệnh bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? (hình từ internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêu hủy cá đang mắc bệnh?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xử lý môi trường không theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có dịch bệnh xảy ra;
b) Không thực hiện thu hoạch hoặc chữa bệnh đối với động vật thủy sản mắc bệnh hoặc khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật thủy sản để làm giống mang mầm bệnh hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản không thực hiện việc tiêu hủy cá đang mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thì có thể bị phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền sẽ bằng 2 lần cá nhân.
Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Theo Điều 34 Luật Thú y 2015 quy định về công bố dịch bệnh động vật thủy sản như sau
Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, có 3 điều kiện để công bố dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?