Chủ bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Mẫu Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng dành cho chủ bảo hộ là mẫu nào?
- Chủ bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Chủ bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ khi giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?
Mẫu Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng dành cho chủ bảo hộ là mẫu nào?
Mẫu Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
Theo đó, mẫu Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng là Mẫu số 12 như sau:
>> Xem chi tiết hơn mẫu Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng tại đây. TẢI VỀ <<
Chủ bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
b) Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
c) Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
d) Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
2. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
3. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, khi hết thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.
4. Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chủ bảo hộ có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp giống cây trồng không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng.
Theo đó, trong trường hợp này, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Chủ bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chủ bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ khi giống cây trồng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 79/2023/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng khi có căn cứ giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ được nộp đến đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:
Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định này;
Chứng cứ chứng minh giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định, thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng đồng thời tổ chức khảo nghiệm đánh giá lại tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng trên.
Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá lại tính đồng nhất, tính ổn định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thẩm định. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trường hợp ý kiến phản đối của người thứ ba chưa đủ căn cứ pháp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, chủ bảo hộ giống cây trồng nộp hồ sơ yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ khi giống cây trồng gồm những giấy tờ sau:
(1) Đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 12 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP; TẢI VỀ
(2) Chứng cứ chứng minh giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?
- Hồ sơ trình phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những giấy tờ, tài liệu nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát là bao nhiêu theo quy định pháp luật?
- Tải về mẫu hợp đồng mua bán 3 bên bằng tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng được thể hiện bằng hành vi cụ thể có giá trị pháp lý không?
- Quy trình thu thập, xử lý thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế được thực hiện theo trình tự nào?