Chồng phá tán tài sản gia đình có phải căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương hay không?
Chồng phá tán tài sản gia đình có phải vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng?
Theo Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình
1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.
3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;
c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;
d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Theo quy định nêu trên thì việc chồng phá tán tài sản gia đình là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng vì xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
Chồng phá tán tài sản gia đình có phải căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương hay không? (Hình từ Internet)
Chồng phá tán tài sản gia đình có phải căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương không?
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, chồng phá tán tài sản gia đình vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là một trong những căn cứ Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.
Người chồng vắng mặt thì Tòa án có giải quyết ly hôn đơn phương không?
Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa như sau:
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
- Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Theo quy định nêu trên thì trong trường hợp ly hôn đơn phương nếu một bên vắng mặt mà có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết ly hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 73 về chế độ tiền thưởng quyết định chi thưởng tết dựa trên cơ sở nào? Tải về Mẫu Quyết định chi thưởng tết theo Nghị định 73?
- Đèn giao thông bị hỏng, ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của CSGT hay tín hiệu đèn giao thông trước? Mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT?
- Tổng hợp Công văn hướng dẫn tiền thưởng theo Nghị định 73/2024 với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Quỹ tiền thưởng theo Nghị định 73 và Quỹ thi đua khen thưởng có gì khác nhau? So sánh chi tiết?
- Trường hợp nào thu hồi nhà đất là tài sản công theo Nghị định 03/2025? Xử lý nhà đất thuê của tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương?