Cho vay tiền với lãi suất 3 nghìn đồng trên 1 triệu/1 ngày có bị coi là cho vay nặng lãi không?
Cho vay tiền với lãi suất 3 nghìn đồng trên 1 triệu/1 ngày có bị coi là cho vay nặng lãi không?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
“Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Hiện nay, lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm, tức hằng tháng người cho vay tiền chỉ được lấy lãi suất tối đa là 1.66%/tháng.
Như vậy, đối với trường hợp cô của anh có cho khoảng 20 người vay tổng số tiền trên 40 tỷ đồng với lãi suất từ 3.000 đồng/triệu/ngày:
Tính theo số tiền vay theo ngày là 3.000 đồng/triệu, tức tính ra năm là 3.000 x 30 x 12 = 1,08 triệu/1 triệu/1 năm tương đương với 108%/năm.
Con số phần trăm lãi này đã vượt quá 5 lần mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật Dân sự, vì vậy, hành vi cho hộ kinh doanh buôn bán vay tiền với lãi suất 3 nghìn đồng trên 1 triệu đồng/ngày bị coi là cho vay nặng lãi.
Cho vay tiền với lãi suất 3 nghìn đồng trên 1 triệu/1 ngày có bị coi là cho vay nặng lãi không? (Hình từ Internet)
Cho vay tiền với lãi suất 3 nghìn đồng trên 1 triệu/1 ngày có thể bị xử lý hình sự ra sao?
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với trường hợp cô của anh có cho khoảng 20 người vay tổng số tiền trên 40 tỷ đồng với lãi suất từ 3.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 108%/năm, vượt quá 5 lần mức lãi suất trần) thì vẫn chưa thể truy cứu trách nhiệm được mà cần phải căn cứ thêm số tiền thu lợi bất chính từ hành vi này để xác định khung hình phạt đối với người phạm tội.
Khung hình phạt cao nhất đối với tội cho vay nặng lãi là bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt tiền là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cho vay nặng lãi?
Các hình phạt chính đối với người phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Như vậy, phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội cho vay nặng lãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?