Chó nghiệp vụ được trang bị trong ngành Hải quan nhằm mục đích như thế nào? Hồ sơ của chó nghiệp vụ sử dụng trong ngành Hải quan gồm những gì?
Chó nghiệp vụ được trang bị trong ngành Hải quan nhằm mục đích như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, được bổ sung bởi Điều 2 Quyết định 3200/QĐ-TCHQ năm 2017, có quy định về mục đích, nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ như sau:
Mục đích, nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ
1. Chó nghiệp vụ của Ngành Hải quan được trang bị để sử dụng trong công tác phòng chống buôn lậu và kiểm soát ma túy. Sử dụng CNV là biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Hải quan.
2. Đảm bảo trang bị kịp thời, đúng đối tượng; quản lý thống nhất theo quy định của pháp luật về trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ và các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
3. Mỗi huấn luyện viên sử dụng một CNV do mình quản lý, huấn luyện. Chỉ sử dụng chó nghiệp vụ có chứng chỉ tốt nghiệp và đúng chuyên khoa đào tạo.
4. Mỗi đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng chó nghiệp vụ phải bố trí tối thiểu 02 huấn luyện viên và trang bị 02 chó nghiệp vụ để hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi dưỡng, huấn luyện và tác nghiệp
Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ được trang bị trong ngành Hải quan nhằm mục đích sử dụng trong công tác phòng chống buôn lậu và kiểm soát ma túy, sử dụng chó nghiệp vụ là biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Hải quan.
Chó nghiệp vụ được trang bị trong ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Hồ sơ của chó nghiệp vụ sử dụng trong ngành Hải quan gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về chó nghiệp vụ như sau:
Quy định về chó nghiệp vụ
1. Chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được tuyển chọn, huấn luyện để có khả năng phát hiện các chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán, vận chuyển.
2. Chó nghiệp vụ được đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp theo chuyên khoa của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, hoặc các cơ sở đào tạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Hồ sơ đối với mỗi CNV gồm có:
Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ.
Hệ phả (lý lịch về dòng, giống, tuổi và tính biệt...).
Giấy chứng nhận tốt nghiệp chuyên khoa huấn luyện.
Sổ theo dõi sức khỏe.
Sổ theo dõi quá trình huấn luyện và kết quả sử dụng.
Quyết định trang bị CNV.
Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Trung tâm Huấn luyện CNV- Cục Điều tra chống buôn lậu lập hồ sơ đối với mỗi CNV, nhập vào thống kê theo dõi và quản lý tại Trung tâm. Một bộ hồ sơ được chuyển cho đơn vị được trang bị sử dụng CNV.
5. Đơn vị được trang bị CNV tiếp nhận, quản lý hồ sơ và bổ sung hồ sơ đối với mỗi chó nghiệp vụ trong quá trình quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.
6. Thời hạn bảo quản hồ sơ theo quy định về hồ sơ kiểm soát hải quan.
Như vậy, hồ sơ của chó nghiệp vụ sử dụng trong ngành Hải quan gồm:
- Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ.
- Hệ phả (lý lịch về dòng, giống, tuổi và tính biệt...).
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp chuyên khoa huấn luyện.
- Sổ theo dõi sức khỏe.
- Sổ theo dõi quá trình huấn luyện và kết quả sử dụng.
- Quyết định trang bị chó nghiệp vụ.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Thủ tục trang bị chó nghiệp vụ sử dụng trong ngành Hải quan có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về thủ tục trang bị chó nghiệp vụ như sau:
Thủ tục trang bị chó nghiệp vụ
1. Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào yêu cầu công tác đề nghị Tổng cục trang bị CNV cho các đơn vị thuộc quyền quản lý, trong đó nêu rõ địa điểm bố trí, số lượng và loại CNV cần trang bị.
2. Vụ Tài vụ, quản trị tham gia về trang bị, quản lý tài sản là CNV.
3. Vụ Tổ chức cán bộ tham gia biên chế huấn luyện viên.
4. Cục Điều tra chống buôn lậu, tham mưu đề xuất cho Tổng cục quyết định số lượng và loại CNV trang bị cho các đơn vị Hải quan địa phương.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trang bị CNV.
6. Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ huấn luyện và cung cấp CNV cho các đơn vị theo quyết định của Tổng cục trưởng.
Như vậy, thủ tục trang bị chó nghiệp vụ sử dụng trong ngành Hải quan như sau:
- Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ vào yêu cầu công tác đề nghị Tổng cục trang bị chó nghiệp vụ cho các đơn vị thuộc quyền quản lý, trong đó nêu rõ địa điểm bố trí, số lượng và loại chó nghiệp vụ cần trang bị.
- Vụ Tài vụ, quản trị tham gia về trang bị, quản lý tài sản là chó nghiệp vụ.
- Vụ Tổ chức cán bộ tham gia biên chế huấn luyện viên.
- Cục Điều tra chống buôn lậu, tham mưu đề xuất cho Tổng cục quyết định số lượng và loại CNV trang bị cho các đơn vị Hải quan địa phương.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trang bị chó nghiệp vụ.
- Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ huấn luyện và cung cấp chó nghiệp vụ cho các đơn vị theo quyết định của Tổng cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về bánh chưng hay, chọn lọc? Viết đoạn văn thuyết minh về bánh chưng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Lời chúc kỷ niệm Ngày 3 2? Ngày 3 2 là ngày lễ lớn của Đất nước? 11 Nội dung tuyên truyền Ngày 3 2 theo Hướng dẫn 175?
- Viết đoạn văn ngắn về ngày Tết lớp 3 ngắn nhất? Bài văn tả về Tết lớp 3 hay? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất?
- Thắp hương ông Công ông Táo ngày nào đẹp 2025? Ngày đẹp thắp hương ông Công ông Táo 2025 mới nhất?