Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng như thế nào? Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh đến từ đâu?
Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng như thế nào?
Khái niệm "Chợ dân sinh" được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2. Phạm vi chợ là khu vực được xác định dành cho hoạt động chợ, bao gồm: diện tích để bố trí các điểm kinh doanh; nhà điều hành; giao thông nội bộ; khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, khu vệ sinh, kho hàng, khu thu gom xử lý rác thải, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác).
3. Chợ đầu mối là chợ tập trung hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh để phân phối tới các chợ và các kênh phân phối, lưu thông khác.
4. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
....
Mục đích, công năng chợ dân sinh được quy định tại Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại chợ
1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh:
...
b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng như thế nào? Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh đến từ đâu? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh đến từ đâu?
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Đầu tư xây dựng chợ
1. Chợ được đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan.
2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).
3. Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ.
6. Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, chính sách xã hội hóa đầu tư theo các quy định của pháp luật.
7. Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư, điều kiện sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
Theo đó, vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.
Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.
Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ có được tính vào chi phí kinh doanh chợ?
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được quy định tại Điều 20 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ
...
2. Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được tính vào chi phí kinh doanh chợ trong kỳ kế toán của đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật kế toán và pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản mà trong hợp đồng quy định trách nhiệm của bên thuê quyền khai thác tài sản, bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản thực hiện bảo trì tài sản thì bên thuê quyền khai thác tài sản, bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký bằng nguồn kinh phí của mình.
5. Đối với tài sản giao cho doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì việc bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được tính vào chi phí kinh doanh chợ trong kỳ kế toán của đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật kế toán và pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?