Chính thức dừng chủ trương thành lập Trường Đại học FLC với vốn đầu tư 4000 tỷ đồng? Lý do là gì?
- Chính thức dừng chủ trương thành lập Đại học FLC với vốn đầu tư 4000 tỷ đồng? Lý do là gì?
- Quy trình để được thành lập trường đại học tư thục gồm mấy bước?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
- Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục như thế nào?
Chính thức dừng chủ trương thành lập Đại học FLC với vốn đầu tư 4000 tỷ đồng? Lý do là gì?
Ngày 30/5/2023, Phó thủ tướng Chính phủ ký Công văn 478/TTg-KGVX năm 2023 về việc cho phép dừng thực hiện chủ trương thành lập Đại học FLC ở tỉnh Quảng Ninh.
Cụ thể, nội dung công văn đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 692 ngày 27/4/2023 về việc hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương cho phép thành lập trường Đại học FLC.
Trước đó, ngày 03/06/2019 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký văn bản số 664/TTg-KGVX đồng ý chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học FLC tại Tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, trường được xây dựng tại Khu đô thị Đại học FLC Quảng Ninh tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long.
Hoạt động theo mô hình Đại học tư thục không lợi nhuận, dự án thành lập Đại học FLC nhận được đánh giá cao từ cơ quan chuyên môn là Bộ Giáo dục & Đào tạo, đồng thời vượt qua sự thẩm định của tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình hoàn thiện pháp lý.
Tại thời điểm lên kế hoạch thành lập, dự kiến trường sẽ kết nối trực tiếp hệ sinh thái đô thị thông minh, quần thể nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC đang hoạt động.
Ngoài ra, trường đặt mục tiêu đạt xếp hạng QS rating và kiểm định ASEAN University Network (AUN) với định hướng đào tạo đa ngành, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn là Du lịch, Hàng không và Công nghệ cao.
Trong giai đoạn đầu, Đại học FLC dự kiến quy mô đào tạo 600 sinh viên trong mùa tuyển sinh đầu tiên vào cuối năm 2020, và tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024, 20.000 sinh viên vào năm 2035.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020, cũng như biến động nhân sự cấp cao liên quan đến pháp lý tại tập đoàn FLC từ năm 2022 đã khiến tập đoàn FLC đối mặt với nhiều nguy cơ, kéo theo đó dự án trường đại học FLC chưa thể triển khai và đến nay đã chính thức bị dừng chủ trương thành lập.
Về mặt pháp lý thì theo quy định tại khoản 4 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì sau 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập trường mà chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Chính thức dừng chủ trương thành lập Trường Đại học FLC với vốn đầu tư 4000 tỷ đồng? Lý do là gì? (Hình từ Internet)
Quy trình để được thành lập trường đại học tư thục gồm mấy bước?
Căn cứ khoản 2 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Theo đó, để được thành lập trường đại học tư thục gồm 02 bước:
Thứ nhất, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học tư thục.
Thứ hai, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư học gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
- Đề án thành lập trường đại học;
- Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản này thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:
+ Danh sách các thành viên sáng lập;
+ Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
+ Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
+ Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;
+ Biên bản thỏa thuận góp vốn.
Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học tư thục như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học tư thục như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học tư thục.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
- Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường;
- Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thuyết minh rõ các nội dung nào?
- Trường hợp không yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? Mã số chứng chỉ năng lực được dùng để làm gì?
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?