Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai ban hành? Được lập cho thời gian bao lâu?
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai ban hành?
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai ban hành, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Chính sách quản lý rủi ro
1. Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành, sửa đổi, bổ sung. Thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
2. Chính sách quản lý rủi ro tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khẩu vị rủi ro bao gồm:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu;
(ii) Chỉ tiêu về thu nhập: Tỷ suất giữa lợi nhuận so với Vốn chủ sở hữu (Returns on Equity - ROE); tỷ suất giữa lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro so với Vốn tự có (Risk Adjusted Returns on Capital - RAROC);
(iii) Chỉ tiêu khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Danh sách các rủi ro trọng yếu theo quy định tại Thông tư này;
c) Chiến lược quản lý rủi ro đối với từng rủi ro trọng yếu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành, sửa đổi, bổ sung.
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do ai ban hành? Được lập cho thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại được lập cho thời gian bao lâu?
Chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại được lập cho thời gian bao lâu, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Chính sách quản lý rủi ro
…
3. Chính sách quản lý rủi ro phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Được lập cho thời gian tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo, được đánh giá định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần và đánh giá đột xuất do ngân hàng thương mại, ngân hàng mẹ quy định để điều chỉnh kịp thời khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, pháp lý để đạt được mục tiêu quản lý rủi ro;
b) Phù hợp lợi ích của cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của ngân hàng thương mại, ngân hàng mẹ theo quy định của pháp luật;
c) Phù hợp với mức vốn tự có và mức độ sẵn có của các nguồn tăng vốn tự có;
d) Có tính kế thừa, liên tục để bảo đảm tính khả thi qua các chu kỳ kinh tế
Như vậy, theo quy định trên thì chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại được lập cho thời gian tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo.
Quy trình nội bộ về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có nội dung xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro không?
Quy trình nội bộ về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có nội dung xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Quy định nội bộ về quản lý rủi ro
1. Quy định nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này phải có quy định nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
a) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro;
b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu (bao gồm cả các phương pháp xây dựng hạn mức rủi ro, cá nhân, bộ phận thực hiện xây dựng hạn mức rủi ro, phân bổ hạn mức rủi ro và xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm hạn mức rủi ro);
c) Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu (bao gồm cả phương pháp, mô hình đo lường, kiểm soát rủi ro);
d) Kiểm tra sức chịu đựng;
đ) Cơ chế báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro;
e) Quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, hoạt động trên thị trường mới;
g) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu quản lý đối với từng loại rủi ro trọng yếu.
2. Quy định nội bộ về quản lý rủi ro phải đảm bảo các nguyên tắc:
a) Được xây dựng phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa kiểm soát, nguồn nhân lực, điều kiện công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Các trạng thái rủi ro, hành vi vi phạm về quản lý rủi ro phải được báo cáo kịp thời, đầy đủ cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, ngân hàng mẹ; có cơ chế xử lý đối với các vi phạm về quản lý rủi ro.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình nội bộ về quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại có nội dung xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách quản lý rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?